Bài tập nghỉ tết lớp 1,2,3,4,5 CÁC MÔN TẾT 2024

Bài tập nghỉ tết lớp 1,2,3,4,5 CÁC MÔN TẾT 2024,

ÔN TẬP TẾT
KHỐI LỚP: MỘT
MÔN: TIẾNG VIỆT

I. Đọc, viết đúng các vần, từ ngữ:
1. Vần: ia, ưa, ua, ai, ây, oi, ôi,uôt, ươt (Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK- Tập 1).
2. Từ ngữ: lá tía tô, lá mía, nhà ngói, đồi núi,…………………….chuột nhắt, lướt ván.
(Ôn từ bài 29 đến 74-SGK-Tập 1 )
II. Đọc và viết đúng câu:
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Gió qua cửa sổ
Bé vừa ngủ trưa

Chào Mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
(Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK -Tập 1)

III. Các dạng bài tập: (tham khảo)
1. Điền vần thích hợp vào chỗ chấm:
ia hay ai: cây m .´. ., ngày m. . ., cái đ.˜. ., lâu đ.`. .
au hay âu: bị đ, đi đ, cây c, chim bồ c
iu hay êu: đàn s.´. ., nhỏ x.´. ., cái r.`. ., l.´. . lo
ưu hay ươu: h nai, m kế, trái l, bầu r

2. Nối các ô chữ để có từ, câu đúng:

trở rét
Mẹ dệt
cho bé
Mẹ quấy bột

a/ b/

Trời đã
chín đỏ
Trời
thổ cẩm
Những trái ớt
ngớt mưa
Bà gội đầu
bằng bồ kết

IV. Điền tiếng, từ thích hợp:
Thông ……….. ; ễnh ………… ; hái ………… ; đom …………
Đường ……….. ; mùi ………… ; niềm ……… ; quý ………….
Cởi ……………. ; chăn ……….. ; vầng ……… ; rặng …………

MÔN: TOÁN

1. Thực hiện các phép tính sau:
a.

b. 5 + 5 = … 7 + 2 = … 8 + 2 = …
6 + 4 = … 9 – 1 = … 10 – 2 = …
4 + 6 = … 9 – 8 = … 10 – 8 = …
2. Tính:
4 + 1 + 5 = … 8 + 2 – 7 = … 9 + 0 – 5 = …
10 – 6 +2 = … 10 – 5 – 3 = … 10 – 6 + 3 = …
8 – 2 + 4 = … 4 + 6 + 0 = … 10 + 0 – 2 = …

3. Điền vào chỗ trống:
8 + = 10 10 – = 4 9 = + 4
10 – = 8 6 + = 10 4 = 8 –
+ 3 = 9 9 – = 4 7 = + 3

4. Điền dấu (> ; < ; =) vào ô trống:
3 + 7 10 9 9 + 0 10 – 1 1 + 9
4 + 3 8 10 9 + 1 8 – 6 7 – 3
10 –8 2 8 10 – 8 5 – 4 10 – 6
5. Điền dấu (+ , –) vào ô trống:
4 3 = 7 10 6 = 4 3 3 3 = 3
6 4 = 2 8 3 = 5 5 2 3 = 4
6. Khoanh tròn vào số lớn nhất:
a/ 3, 7, 5, 9, 8
b/ 1, 6 , 8, 10, 2
7. Khoanh tròn vào số bé nhất:
a/ 6, 2, 10, 3, 1
b/ 9, 7, 0, 5, 4
8. Viết các số: 9, 5, 7, 3, 10
a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……………………………………………………
b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé: …………………………………………………….
9. Viết phép tính thích hợp:
a/ Có : 8 con chim b/ Có : 5 con gà
Bay đi : 4 con chim. Mua thêm : 4 con gà
Còn : …. con chim? Có tất cả : …. con gà?

c/ Có: 8 quả bóng d/ Hà có: 5 nhãn vở
Cho: 3 quả bóng Lan có: 4 nhãn vở
Còn: … Quả bóng? Cả hai bạn : ….. nhãn vở?

10. Nhìn tranh viết phép tính thích hợp:

11. Điền số và dấu để được phép tính đúng:

= 7
= 9

KHỐI LỚP: HAI
MÔN: TIẾNG VIỆT

Câu 1.
a) Viết 3 từ chỉ hoạt động của học sinh.
b) Viết 3 từ chỉ tính nết của học sinh.
c) Viết 4 từ chỉ đồ dùng cho việc nghỉ ngơi, giải trí:
Câu 2. Đặt câu với từ “học tập”.
Câu 3. Sắp xếp mỗi từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:
a) Lan là bạn thân của em.
b) học sinh ngoan là em.
Câu 4. Viết lời đáp của em:
a) Chào bố mẹ để đi học.
b) Chào thầy cô khi đến trường.
c) Chào bạn khi gặp nhau ở trường
Câu 5. Tìm thêm tiếng mới ghép vào các tiếng đã cho để chỉ người:
bộ …, công …, bác …, giáo …, nông …, kĩ …
Câu 6. Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a) Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b) Khi em bé nhặt hộ em chiếc thước rơi.
Câu 7. Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a) Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
b) Em đùa nghịch va phải một cụ bà.
Câu 8. Viết tên hai bạn trong lớp (cả họ và tên).
Câu 9. Viết tên một dòng sông, một ngọn núi ở địa phương em.
Câu 10. Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
a) Giới thiệu trường em.
b) Giới thiệu một môn học mà em yêu thích.
c) Giới thiệu làng (xóm, khu…) nơi em ở.
Câu 11. Trả lời câu hỏi bằng hai cách:
Em có thích đọc báo không?
Câu 12. a, Điền vào chỗ trống: r, d hay gi?
dè . . . ặt, con …ao, tiếng . . . ao hàng, . . . ao bài tập về nhà.
b. Điền vào chỗ trống: nghỉ hay nghĩ?
. . . học, . . . ngợi, . . . mát, ngẫm . . .
c. Điền vào chỗ trống: ăn hay ăng?
cố g. ‘. . . . . . , yên l. . . . . . , l… lộn, … cơm.
d. Điền vào chỗ trống: r, d hay gi?
. . . ừng núi, . . . ừng lại, cây . . . ang, . . . an tôm.
bánh . . . án, con . . . án, . . . án giấy, tranh . . . ành.
đ. Điền vào chỗ trống: iên, iêng hay yên?
l. . . hoan, . . . ngựa , t. ‘. . bộ, t. ‘. . nói.
Câu 13. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật trong những câu sau:
a) Con bò ăn cỏ.
b) Con mèo đuổi theo con chuột.
c) Mặt Trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Câu 14. Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị của em trong các trường hợp sau:
a) Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa và mời bạn vào chơi.
b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.
Câu 15. Đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu sau:
Mẹ em đi chợ mua thịt cá và rau muống.
Câu 16. Nói lời của em trong mỗi trường hợp sau:
a) Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
b) Em làm rơi chiếc bút của bạn. .
Câu 17. Sắp xếp lại thứ tự các việc làm khi gọi điện thoại:
a) Tìm số máy của bạn trong sổ.
b) Nhấn số.
c) Nhấc ống nghe lên.
Câu 18. Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ai?”;gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi:”làm gì?”.
a) Chi đến tìm bông cúc màu xanh.
b) Cây xoà cành ôm cậu bé.
c) Em học thuộc đoạn thơ.
Câu 19. Hãy nói lời an ủi của em trong trường hợp sau:
Khi kính đeo mắt của ông, bà bị vỡ.
Câu 20. Bà đến nhà đón em đi chơi.
Hãy viết một vài câu nhắn lại để bố mẹ biết.
Câu 21. Tìm những từ chỉ người và vật.
a) Đặc điểm về tính tình của một người.
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật.
c) Đặc điểm về hình dáng của một người.
Câu 22. Từ mỗi câu dưới đây đặt 1 câu mới để tỏ ý khen.
a) Chú Cường rất khoẻ.
b) Bạn Nam học rất giỏi.
Câu 23. Tìm hình ảnh so sánh sau mỗi từ dưới đây:
– nhanh:
– chậm:
– hiền:
– khoẻ:
Câu 24. Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật.
Câu 25. Nêu những từ ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của bộ đội và nhân dân ta trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 26: Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép lại. Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu.
Trời đã vào thu những đám mây trắng bớt đổi màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng trơi xanh và cao lên dần.
Câu 27: Viết 1 đoạn văn ngắn (4;5 câu) kể một việc làm tốt của em ( hoặc của bạn em).

MÔN: TOÁN

Bài 1) Đặt tính rồi tính :
36 + 23 100 – 46 60 + 27 72 – 19 57 + 38 98 – 49
Bài 2) Điền số 2 dm 8cm = ……….cm 32cm = …….dm…….cm
90cm = ………..dm 8dm = ……..cm
Bài 3) Tìm x: x +17 = 90 – 9 71 – x = 17 + 12
Bài 4) Điền số
a) b)
+ 34 – 26 + 57 23; 27; 31;..……;…..…;..…….;…..….;

Bài 5) Toàn có 26 viên bi, Toàn có nhiều hơn Nam 9 viên bi. Hỏi Nam có bao nhiêu
viên bi?
Bài 6)
Tìm một số sao cho 36 cộng với số đó thì được 69.
Bài 7 Tính nhẩm :
2 x 3 = 3 x 5 = 9 x 4 =
4 x 2 = 3 x 7 = 5 x 4 =
2 x 6 = 8 x 3 = 6 x 5 =
Bài 8 Tính :
25 38 29 12 24
+ 14 + 15 + 19 + 12 24
7 17 10 12 + 24
24
Bài 9: Tính (theo mẫu) :
Mẫu: 4 x 5 + 10 = 20 + 10
= 30
a/ 5 x 5 + 40 = 6 x 4 – 20 =
= =
b/9 x 4 – 18 = 5 x 7 + 35 =
= =
Bài 10: Mỗi con vịt có 2 cái chân. Hỏi 7 con vịt có bao nhiêu cái chân?
Bài 11: Tính nhẩm:
2 x 6 = 5 x 2 = 2 x 9 = 5 x 5 =
3 x 6 = 3 x 8 = 4 x 9 = 4x 5 =
4 x 6 = 4 x 8 = 3 x 4 = 2 x 5 =
Bài 12: 2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu):
4 x 5 = 20 3 x … = 18
4 x…= 28 3 x … = 27
4 x…= 40 3 x … = 6
Bài 13: Tính:
3 x 4 = 5 x 4 =
12 : 3 = 20 : 4 =
Bài 14:Mỗi xe đạp có 2 bánh. Hỏi 5 xe đạp như thế có bao nhiêu bánh xe?
Bài 15: Tính nhẩm:
3 x 7 = 18 : 2 = 4 x 6 = 16 : 4 =
4 x 8 = 28 : 4 = 3 x 4 = 20 : 2 =
5 x 5 = 15 : 3 = 5 x 2 = 30 : 3
Bài 16) : Viết số thích hợp vào ô trống:

Thừa số 4 5 5 2
Thừa số 6 2 3 2 3 4 10
Tích 18 6 25 12 30

Bài 17: Câu 3: Tìm x :
a/ X + 3 = 15 b/ X x 3 = 15
Bài 18 : Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?
Bài 19: Đánh dấu x vào ô vuông có hình vẽ đã khoanh tròn vào 1/4 số hình tam giác
.
a/

Bài 20:Tính nhẩm:
4 x 9 = 24 : 3 = 5 x 4 = 28 : 4 =
2 x 4 = 20 : 4 = 3 x 6 = 15 : 3 =
5 x 7 = 16 : 2 = 4 x 6 = 25 : 5 =
Bài 21: Số?
X 5 – 7 + 2 : 3
4
Bài 22: Tìm X:
a/ X – 4 = 5 b/ X : 4 = 5

Bài 23: Mỗi chuồng có 5 con thỏ . Hỏi 4 chuồng như thế có tất cả bao nhiêu con thỏ?
Bài 24: Biết Thỏ ít hơn gà 18 con, số thỏ là 19 con. Hỏi cả gà và thỏ có bao nhiêu chân?

Câu 25 : An cho Bình 16 viên bi, An còn lại 26 viên bi. Hỏi trước khi cho Bình thì An có bao nhiêu viên bi ?

Câu 26 : Hãy viết 6 thành tổng của 3 số hạng khác nhau

Câu 27 :
Có 1 can 5 lít và 1 can 3 lít, làm thế nào để đong 1 lít nước ?

Câu 28 :
Với hai chữ số 3 và 6 hãy viết các số có hai chữ số . ( Trong mỗi số các chữ số có thể giống nhau

Câu 29 : Hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật? Đọc tên.
A M B

P Q​

OP O O​

D N C​

Bài 30: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Nếu kim ngắn đồng hồ chỉ vào số 3 và kim dài chỉ vào số 12 thì đồng hồ chỉ:
A. 12 giờ 30 phút C. 3 giờ
B. 3 giờ rưỡi D. 12 giờ 15 phút.
Câu 31: Kết quả của Phép tính 16 – (7 – 5) là:
A. 4 B. 14 C. 16 D. 18
Câu 32: Kết quả của Phép tính: 17 – (4 + 13 ) là:
A. 26 B. 16 C. 10 D. 0
Câu 33: Mẹ hơn Lan 25 tuổi, Bố hơn Mẹ 6 tuổi. Hỏi tuổi của Lan là bao nhiêu? Biết rằng tuổi Bố là 46.
A. 6 B. 27 C. 15 D. 16
Câu 34: Cho 13 – X + 7 = 20 – 6
A. 47 B. 34 C. 20 D. 6
Câu 35: Tìm một số trừ đi 2 sau đó trừ đi 3 được bao nhiêu đem cộng với 6 thì được số lớn nhất có hai chữ số. Số cần tìm có giá trị là:
A. 100 B. 99 C. 98 D. 97
Câu 36: Cho hình vẽ:

Hình vẽ trên: Có bao nhiêu tam giác? Bao nhiêu tứ giác?

Câu 37:
Tính nhẩm : 2 x 3 = 3 x 5 = 9 x 4 =
4 x 2 = 3 x 7 = 5 x 4 =
2 x 6 = 8 x 3 = 6 x 5 =
Câu 38:Tính :
25 38 29 12 24
+ 14 + 15 + 19 + 12 24
7 17 10 12 + 24
24

Câu 39: Tính (theo mẫu) :
Mẫu: 4 x 5 + 10 = 20 + 10
= 30
a/ 5 x 5 + 40 = 6 x 4 – 20 =
= =
b/9 x 4 – 18 = 5 x 7 + 35 =
=
Câu 40: Mỗi con vịt có 2 cái chân. Hỏi 7 con vịt có bao nhiêu cái chân?
Câu 41: Tính nhẩm:
2 x 6 = 5 x 2 = 2 x 9 = 5 x 5 =
3 x 6 = 3 x 8 = 4 x 9 = 4x 5 =
4 x 6 = 4 x 8 = 3 x 4 = 2 x 5 =

Câu 42: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu):
4 x 5 = 20 3 x … = 18
4 x…= 28 3 x … = 27
4 x…= 40 3 x … = 6
Câu 42:Tính:
3 x 4 = 5 x 4 =
12 : 3 = 20 : 4 =
12 : 4 = 20 : 5 =
Câu 43:Mỗi xe đạp có 2 bánh. Hỏi 5 xe đạp như thế có bao nhiêu bánh xe?
Câu 44: Tính nhẩm:
3 x 7 = 18 : 2 = 4 x 6 = 16 : 4 =
4 x 8 = 28 : 4 = 3 x 4 = 20 : 2 =
5 x 5 = 15 : 3 = 5 x 2 = 30 : 3 =
Câu45: Viết số thích hợp vào ô trống:

Thừa số 4 5 5 2
Thừa số 6 2 3 2 3 4 10
Tích 18 6 25 12 30

Câu 46: Tìm x :
a/ X + 3 = 15 b/ X x 3 = 15
Câu 47 : Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?
Câu 48: Đánh dấu x vào ô vuông có hình vẽ đã khoanh tròn vào 1/4 số hình tam giác
.
a/

Câu 49: Tính:
a/ 4 x 2 x 1 = c / 2 : 2 x 0 =
= =
b/ 6 : 2 x 1 = d/ 0 : 4 x 1 =
= =
Câu 50:Một bác thợ may dùng 20 m vải may 5 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải?

KHỐI LỚP: BA
MÔN: TIẾNG VIỆT

I – Bài tập về đọc hiểu

Con voi của Trần Hưng Đạo

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

(Đoàn Giỏi)​

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì?
a- Bị sa vào cái hố rất sau
b- Bị thụt xuống bùn lầy
c- Bị nước triều cuốn đi
2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì?
a- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc
b- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng
c- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ?
a- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công
b- Khôn ngoan, có nghĩa, có công
c- Có nghĩa, có công, trung hiếu
4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?
a- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên
b- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa
c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1.
Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n

– thiếu …iên/………..
– xóm …àng/………..
– …..iên lạc/………..
-…..àng tiên/……….

b) iêt hoặc iêc

– xem x……/……….
– hiểu b……../………
– chảy x……../……….
– xanh b……./……….

2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:
a) Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa.

(Định Hải)​

b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.

(Tô Hoài)​

c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.

(Trần Ninh Hồ)​

3. Trả lời câu hỏi:
a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau:
a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Bài tập Tết số 2
I – Bài tập về đọc hiểu

Ông Yết Kiêu

Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà cua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua:
– Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Vua hỏi:
– Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?
– Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.
Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)​

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?
a- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội
b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá
c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi
2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?
a- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi
b- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên
c- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước
3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?
a- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền
b- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền
c-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền
4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?
a- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo
b- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo
c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x
– Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
– Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ….ách để bé…ách cặp đi học
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) uôt hoặc uôc
Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

2. Đặt câu với mỗi từ sau:

– đất nước
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
– dựng xây
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:
(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài tập Tết số 3:
Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về người hàng xóm mà em yêu quý. theo gợi ý sau:
Gợi ý:
– Người đó tên là gì?năm nay bao nhiêu tuổi?
– Người đó làm nghề gì?
– Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
– Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

MÔN: TOÁN

Bài 1. Tính:
a) 9 x 8 – 19 b) 36: 4 x 5 c) 54: 9: 2

56: 8 84: 6

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……..………………………………………………………………………………………

456: 6​
740: 8​
234: 5​
604: 4​

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài 2
. Tìm a:
a) a: 9 + 46 = 7

d) X – 16 + 4 = 30 + 22

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
e ) x x 9: 9 = 44: 4 f) x: 2: 2 + 18 = 25
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài 3: Tính nhanh:

a) 36: 9 + 45 : 9 + 9: 9 b ) 17 x 3 + 17 x 2 + 17 x 5

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài 5
: Ba bao có tất cả là 66 kg giấy vụn. Người ta đổ từ bao một sang bao hai 15 kg, rồi lại chuyển từ bao hai sang bao ba 7 kg thì số giấy vụn ở mỗi bao bằng nhau. Tính số giấy ban đầu ở mỗi bao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Bài 6: Trong hình dưới đây có …. góc vuông.

Hãy kẻ thêm một đoạn thẳng để có 3 hình tam giác và 3 hình tứ giác?


Bài 7:
Tính

a ) 345- 65 + 238 = ……………………
= ……………………
b ) 245 x 2: 5 = …………………………
= ………………………….
c ) 754 + 42: 7 = ……………………………..
= ……………………………..
d ) 365 – 35 x 5 = …………………..……
= …………………..……

Bài 8: Tìm X

a. X: 6 – 23 = 96 b. 99: X + 33 = 66
…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………..

Bài 12. Tính giá trị của biểu thức.

a. 684: 6 – 15 + 100 =……………………
= ……………………
= ……………………
b. 888 – 306: 9 x 3 =…………………..…
= ……………………..
= ……………..………
c. 521 – 256: 8 + 10 =……………………
= ……………………
= ……………………
d. 405 – 15 x 3 =……………………..
= ……………………..

Bài 13. Tìm a?

a) a x 5 + a + a + a: 96 b) a + a + a + a – a x 2 = 502
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

Bài 14 . Một hình chữ nhật có chiều dài 3m75cm cà chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….
Bài 15. Hai lớp học có 72 học sinh lớp 3A nhiều hơn lớp 3B là 8 học sinh. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…….


KHỐI LỚP: BỐN
MÔN: TIẾNG VIỆT

Câu 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
Câu 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì”?
a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.
Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?
b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
Câu 4: Đọc đoạn văn sau:
(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.
a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được.
Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a)…………………………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.
b) ………………………………….hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.
c) Trong chuồng, ………………kêu “chiêm chiếp”, ……………….kêu “ cục tác”, ………………..thì cất tiếng gáy vang.
Câu 6 : Tìm và ghi lại các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu đó.
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.
Câu 7 : Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán
Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.
Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.
Câu 8: Đọc đoạn văn sau: Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ Vị ngữ là động từ, cụm động từ

Câu 9 a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r:
b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: ………………………………………………………
c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………………………
Câu 10. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?
– Sáng nào cũng vậy, ông tôi…………………………………………………………………………
– Con mèo nhà em …………………………………………………………………………………..
– Chiếc bàn học của em đang ……………………………………………………………………….
Câu 11:Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?
– Con mèo nhà em …………………………………………………………………………………..
– Chiếc bàn học của em ……………………………………………………………………………..
– Ông tôi …………………………………………………………………………………………….
– Giọng nói của cô giáo …………………………………………………………………………….
Bài 12: Tìm CN, VN ở những câu có dạng Ai – là gì trong bài thơ:

Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa’
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng… là nắng của cây.​

Bài 13: Xác định CN của các câu kể Ai – là gì?
a………… là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.
b…………. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
c……….. là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bài 15: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a. Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
d. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
Bài 16: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.
b. Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
c. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
d. Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
e. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.

 

MÔN: TOÁN​

Bài tập nghỉ Tết môn Toán
Bài 1:
So sánh phân số với 1: Bài 2: Phân số nào lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1
a) b)
Bài 3 : Đọc các phân số sau:
a, ; ; ;;;; ;;;;

Bài 4 : Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là 43. Tìm hai số đó .

25 và 18 B. 42 và 43 C. 21 và 22 D.20 và 23

Bài 5: Trong các số: 3457; 4568; 66814; 2050; 2229 : 3576; 900; 2355.

a) Số nào chia hết cho 2 b) Số nào chia hết cho 5? c) Số nào chia hết cho 9?

Bài 6: 47685 : 5 + 7864 X 9 = ?

A. 81033b. B.80133 C. 83103 D. 80313

Bài 7 : a) Với ba chữ số 6; 7; 8 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.

b) Với ba chữ số 1; 4; 9 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ sô đó.

Bài 8: Hãy viết bốn số có ba chữ số mà:

Mỗi số đều chia hết cho 5 b) Mỗi số đều chia hết cho cả 2 và 5.

Bài 9: Với bốn chữ số 0; 3; 5; 7 hãy viết các số có ba chữ số khác nhau và:

Mỗi số đều chia hết cho 5 b) Mỗi số đều chia hết cho cả 2 và 5

Bài 10 :Trong các số: 3451; 4563; 66816; 2050; 2229 : 3576; 900.

a) Số nào chia hết cho 3? b) Số nào chia hết cho 9? c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?

Bài 11. Một HCN có nửa chu vi là 307m, chiều dài hơn chiều rộng là 97m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Bài 12.: Trung bình cộng số học sinh 2 lớp 4A và 4B là 26, lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là 2 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

Bài 13: Một nhà máy trong một năm sản xuất được 49410 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, biết một năm nhà máy đó làm việc trong 305 ngày?

Bài 14: Tổng của hai số bằng số lớn nhất có 6 chữ số khác nhau . Hiệu của hai số bằng số bé nhất có 6 chữ số . Hãy tìm hai số đó .

Bài 15: Tính giá trị các biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất:

a.4125 : 15 – 405 : 15 b. 25 x 5 x 4 x 3 c.236 x 20 – 36 x 20 d. 785 x 214 + 215 x 214

Bài 16 :Người ta sử dụng 500 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm để lát kín một phòng họp. Hỏi phòng họp đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?(Biết diện tích phần mạch vữa là không đáng kể )

Bài 17:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

508dm2 = …………cm2; 3100cm2 = ……………..dm2;

2007cm2 = ………..dm2………cm2 6dm2 = …………..cm2

Bài 18: Hai khu đất hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau. Khu A có diện thích 112564 m2 và chiều rộng 263m. Khu B có chiều rộng 362m. Tính diện tích khu B.

Bài 19. Đặt tính rồi tính:

a. 647563 – 475216
899 : 29
b.135689 + 47216
44604 : 236
c. 4573 x 152
4687 x 203
d. 5117 : 174
42927 : 349

Bài 20. Một hình chữ nhật có diện tích là 1350 cm², chiều dài là 45 cm. Tính chu vi của hình chữ nhật đó ?

Bài 21. Một tổ thợ xây nhận 975 000 đồng tiền công . Hỏi trung bình mỗi người thợ nhận được bao nhiêu tiền, biết rằng tổ đó có 15 người thợ.

Bài 22:Có 494 000 đồng mua được bao nhiêu quyển sách từ điển tiếng Anh ? Biết rằng giá tiền 1 quyển sách từ điển tiếng Anh là 38 000 đồng .

Bài 23: Để chuyển 38 tạ hàng cần 1 xe tải . Hỏi nếu chuyển 138 tạ hàng cần bao nhiêu xe tải?

Bài 24. Người ta xếp đều 360 bộ bàn ghế cho 24 phòng học. Hỏi có 45 bộ bàn ghế và xếp như trên được bao nhiêu phòng học ?

Bài 25. Tìm x : a.30240 : x = 42 b. x x 12 = 2412 c. x x 37 = 1135 d. 25 x x = 9100

e. ( x + 3 ) x 247 = 40755 f. 57316 : ( x – 8 ) = 623

Bài 27 Tính giá trị của biểu thức :

a.135 x 345 + 675 : 135 b.15 400 : 25 : 4 c.1224 : 24 + 1416 : 24

Bài 28.Tính nhanh :( 367 x 584 + 12345 ) x ( 3570 : 357 – 10 )

Bài 29. Tính .

12345 x 23 75 x 326 35 x 392 608 x 74

132 x 214 324 x 127 504 x 346 321 x 102

3427 x 218 2287 x 114 289 x 2034 1042 x 235

Bài 30. Đặt tính rồi tính:

a.1344 : 24 b. 432 : 36 c. 10395 : 231 d. 28624 : 212 e.16884 : 126

9108 : 36 9450 : 35 68044 : 315 37100 : 212 38481 : 127

899 : 29 17825 : 67 28905 : 123 42927 : 349 44604 : 236

Bài 31. Một quầy hàng lương thực buổi sáng bán được 130 kg gạo tẻ và 105kg gạo nếp . Tính xem cửa hàng bán được bao nhiêu tiền , biết rằng giá 1kg gạo tẻ là 15 500 đồng và giá 1kg gạo nếp là 23 000 đồng ?

Bài 32. Vườn nhà bác An trồng 12 luống su hào mỗi luống 35 cây và 12 luống bắp cải mỗi luống 28 cây. Hỏi bác An trồng tất cả bao nhiêu cây su hào và bắp cải ?

Bài 33. Mỗi ngày có 24 giờ . Hỏi 1 năm thường ( năm không nhuận ) có bao nhiêu giờ ?

Bài 34. Tính giá trị của biểu thức: a/ 62385 + 237 x 165 b/ 132039 – 1234 x 107

Bài 35. Tính diện tích của đám đất hình chữ nhật có chiều dài là 228m và chiều rộng là 132m.

Bài 36.Một khu đất HCN có nửa chu vi là 247m. Chiều dài hơn chiều rộng 37m. Người ta trồng khoai trên khu đất đó , tính ra cứ 8 m² thì thu hoạch được 32 kg khoai. Hỏi người ta thu hoạch được ở khu đất đó bao nhiêu tạ khoai ?

KHỐI LỚP: NĂM

MÔN: TIẾNG VIỆT​

Bài 1. Cho đoạn văn

Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

a) Xếp các từ vào 3 nhóm:

– Động từ: …………………………………………………………………………………………………………….

– Tính từ: …………………………………………………………………………………………………………….

– Quan hệ từ: ……………………………………………………………………………………………………….

b) Sửa lại chỗ sai trong các câu sau:

a. Vì sức khỏe yếu nên mẹ em thường dậy rất sớm.

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn Lan vẫn vươn lên trong học tập.

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết một đoạn văn tả người mẹ mà em yêu mến.

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 3. Cho đoạn văn:

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.

Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:

a. Nhóm các danh từ chỉ người

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Nhóm các danh từ chỉ con vật

……………………………………………………………………………………………………………………………

c. Nhóm các danh từ chỉ cây cối

……………………………………………………………………………………………………………………………

d. Nhóm các danh từ chỉ vật

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4. Cho từ “ để ” là từ đồng âm

Hãy đặt 2 câu:

– Một câu có từ để là động từ

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Một câu có từ để là quan hệ từ

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 5. Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN.

a. Miền Nam là quê hương của vô vàn quả ngọt trái thơm

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 6. Hãy tả lại người bạn thân của em.

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 7. Chép đoạn văn

Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm 3, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm òe cả những nhánh to nhất.

Hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và ghi vào 3 nhóm.

a. Danh từ

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Động từ

……………………………………………………………………………………………………………………………

c. Tính từ

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 8. Điền thêm một số vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

a. Em về nhà và……………………………………………………………………………………………

b. Em về nhà rồi…………………………………………………………………………………………..

Bài 9. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu trong các câu ghép sau đây

a. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Vì Lan chăm chỉ học tập nên Lan đạt kết quả cao trong học tập

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 10. Cho đoạn văn:

….’’Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um ,trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo’’.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau .

Câu 1. Câu “Núi đồi ,bản làng chìm trong biển mây mù” thuộc kiểu câu gì?

A .Ai làm gì? B . Ai thế nào? C .Ai là gì?

Câu 2. Tìm các từ ghép, từ láy được in đậm trong đoạn văn trên? Hãy phân loại các từ ghép và từ láy đó.

Các từ ghép là: ……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

Phân loại từ ghép:

– Từ ghép tổng hợp gồm các từ:

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Từ ghép phân loại gồm các từ:

……………………………………………………………………………………………………………………………

* Các từ láy là: …………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

* Phân loại từ láy :

– Láy âm đầu gồm các từ :

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Láy vần gồm các từ :

……………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ trong các câu sau :

A, Buổi sáng,núi đôi,bản làng chìm trong biển mây mù.

……………………………………………………………………………………………………………………………

B, Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng đi lại rất nhộn nhịp.

……………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 11. Cho đoạn văn :

“Buổi sáng ,mẹ đi làm ,bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi (1).Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ (2)! Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín (3).hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ấy biến mất (4). Cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy (5).Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như chiếc đèn lồng xanh xanh hòng hồng, xinh ơi là xinh (6)”

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau :

Câu 1. Cảnh vật trong đoạn văn trên được kể lại vào thời gian nào?

A. Buổi chiều B. Buổi trưa C. Buổi sáng D. Buổi tối

Câu 2. Trong đoạn văn trên có mấy câu kể dạng “Ai thế nào?”

  1. Ba câu, đó là các câu số : …………………………………………………………………………….
  2. Bốn câu, đó là các câu số : …………………………………………………………………………..
  3. Năm câu, , đó là các câu số : ………………………………………………………………………..
  4. Cả sáu câu, đó là các câu số : ………………………………………………………………………..

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Bốn từ, đó là các từ………………………………………

B. Năm từ, đó là các từ ……………………………………..…

C. Sáu từ, đó là các từ: ………………………………………………………………………………………….

MÔN: TOÁN

I. Phần 1:

Câu 1: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm

a. 1 dm = ….. m 3 dm = ….. m 9 dm = ….. m

b. 1 g = ….. kg 8 g = ….. kg 25 g = ….. kg

Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 5 ha = … m2 2 km2 = .. .m2 45 dam2 = .. .m2

b/ 400 dm2 = .. .m2 1 500 dm2 = … m2 70 000 cm2 = … m2

c/ 4 tấn 562 kg = … tấn 3 tấn 14 kg = … tấn

d/ 315 cm = … m 34 dm = … m

Câu 3: Điền <, >, = vào chỗ chấm

84,2 … 84,19 47,5 … 47,500

6,843 … 6,85 90,6 … 89,6

Câu 6: Tìm X:

a/ x + 4,32 = 8,67 b/ x – 3,64 = 5,86

…………………………………… ……………………………………

…………………………………… …………………………………..

………………………………….. …………………………………

…………………………………… ……………………………………….

Câu 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200 m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu héc-ta?

Câu 5: Tổng số tuổi của hai mẹ con hiện nay là 39 . Sau 3 năm nữa tuổi con bằng
Tuổi mẹ . Tính tuổi mỗi người hiện nay ?

…………………………………… ……………………………………

…………………………………… …………………………………..

………………………………….. …………………………………

…………………………………… ……………………………………….

Câu 6:

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm.

…………………………………… ……………………………………

…………………………………… …………………………………..

………………………………….. …………………………………

…………………………………… ……………………………………….

II. Phần tự làm vào vở :

Chiếc khăn quàng hình tam giác có đáy là 5,6dm và chiều cao là 20cm. Tính diện tích chiếc khăn quàng đó.

Tính đáy BC của hình tam giác ABC có diện tích là 40cm2 và chiều cao AH là 0,5dm.

Một hình tam giác có đáy là 0,6dm và bằng chiều cao. Tính diện tích hình tam giác đó.

Một hình tam giác có cạnh đáy bằng chiều cao. Nếu kéo dài cạnh đáy thêm 5cm thì diện tích hình tam giác tăng thêm 30cm2.

Một tam giác có diện tích bằng 559cm2, cạnh đáy bằng 43cm. Hỏi nếu tăng cạnh đáy thêm 8cm thì diện tích tăng bao nhiêu?

Một hình thang có đáy lớn 42cm, đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích hình thang.

Một hình thang có diện tích 8,1m2 và trung bình cộng 2 đáy bằng . Tính chiều cao của hình thang.

Một thửa ruộng hình thang có diện tích 3690m2 và chiều cao 45m. Biết đáy bé bằng đáy lớn. Tính độ dài đáy bé, đáy lớn.

Một hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 42cm, chiều cao bằng đáy bé, đáy bé bằng đáy lớn. Tìm diện tích hình thang đó..

Một hình thang có diện tích 1053cm2, biết rằng nếu tăng đáy bé thêm 4cm thì được hình thang mới có diện tích bằng 1107cm2. Tìm độ dài đáy bé, đáy lớn của hình thang, biết rằng hiệu hai đáy bằng 14cm.

Một cái nong hình tròn có bán kính 40cm. Tính chu vi cái nong đó.

Một bánh xe đạp hình tròn có bán kính 0,3m. Nếu bánh xe đó lăn 545 vòng trên mặt đất thì đi được một đoạn đường dài bao nhiêu mét?

Một bánh xe lăn 500 vòng được một đoạn đường dài 942m. Tính đường kính của bánh xe đó.

Tính chu vi hình (H) sau:

15 Một miếng đất hình thang vuông có đáy bé bằng đáy lớn và có chiều cao 23m. Người ta mở rộng miếng đất về phía cạnh bên không vuông góc với đáy để được

một hình chữ nhật. Sau khi mở rộng, diện tích miếng đất tăng 207m2. Tính diện tích miếng đất lúc chưa mở rộng.

 

16. Tìm diện tích của phần in đậm, biết hình tròn có chu vi bằng 25,12cm.

 

1706692280007.png

 

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

TẬP 1

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

TẬP 2

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

TẬP 3

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

TẬP 4

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

TẬP 5

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

 

MIỄN PHÍ

4.2/5 - (4 bình chọn)
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site