SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 6 ở THCS được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Bối cảnh của sáng kiến
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Ngay từ lúc sinh thời Bác Hồ có nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Câu nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với thế hệ trẻ. Đúng thế: “làm thầy thuốc có thể cứu sống một mạng người, làm thầy giáo có thể cứu sống một thế hệ”. Người thầy là người luôn cống hiến hết mình để ươm trồng lớp lớp những thế hệ măng non cho đất nước. Bằng lương tâm và trách nhiệm mỗi thầy cô gửi gắm biết bao tâm huyết của mình trong sự nghiệp trồng người qua từng trang giáo án, qua từng bài giảng trên lớp. Những băn khoăn, trăn trở về thế hệ trẻ có tài, có đức để phục vụ đất nước là thành quả cao quý của mỗi thầy cô giáo.
Mà bộ môn Giáo dục Công dân là môn học quan trọng giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức. Từ đó, các em tự hoàn thiện nhân cách, hướng tới cái chân - thiện - mĩ, trở thành người phát triển toàn diện vừa có đức, vừa có tài “vừa hồng vừa chuyên sâu”. Giáo dục công dân cũng là kho tri thức vô giá, là hành trang để các em mang theo suốt hành trình của mình ở hiện tại và trong tương lai. Môn học giúp các em nhận thức đúng đắn cái tốt, cái xấu, biết yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn mọi người. Hơn thế nữa, các em còn được trang bị hệ thống các kiến thức pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi để tạo nên những lớp trẻ có hiểu biết, có ý thức kỉ luật và tôn trọng pháp luật, đào tạo thế hệ trẻ có ích cho gia đình, xã hội, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Lý do chọn sáng kiến
Nghị quyết số 29- NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng đã khẳng định: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Dạy học hiện nay theo định hướng phát triển năng lực người học, hướng tới các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin … vì thế là người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để giờ dạy học đạt hiệu quả cao nhất, làm thế nào để giáo dục đạo đức học sinh tốt nhất đó là vấn đề đáng quan tâm.
Luật Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa …” (Điều 23 Luật giáo dục). Vì thế, môn GDCD trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để mang đến hiệu quả cao cho giờ học.
PHẦN MỞ DẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Ngay từ lúc sinh thời Bác Hồ có nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Câu nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với thế hệ trẻ. Đúng thế: “làm thầy thuốc có thể cứu sống một mạng người, làm thầy giáo có thể cứu sống một thế hệ”. Người thầy là người luôn cống hiến hết mình để ươm trồng lớp lớp những thế hệ măng non cho đất nước. Bằng lương tâm và trách nhiệm mỗi thầy cô gửi gắm biết bao tâm huyết của mình trong sự nghiệp trồng người qua từng trang giáo án, qua từng bài giảng trên lớp. Những băn khoăn, trăn trở về thế hệ trẻ có tài, có đức để phục vụ đất nước là thành quả cao quý của mỗi thầy cô giáo.
Mà bộ môn Giáo dục Công dân là môn học quan trọng giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức. Từ đó, các em tự hoàn thiện nhân cách, hướng tới cái chân - thiện - mĩ, trở thành người phát triển toàn diện vừa có đức, vừa có tài “vừa hồng vừa chuyên sâu”. Giáo dục công dân cũng là kho tri thức vô giá, là hành trang để các em mang theo suốt hành trình của mình ở hiện tại và trong tương lai. Môn học giúp các em nhận thức đúng đắn cái tốt, cái xấu, biết yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn mọi người. Hơn thế nữa, các em còn được trang bị hệ thống các kiến thức pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi để tạo nên những lớp trẻ có hiểu biết, có ý thức kỉ luật và tôn trọng pháp luật, đào tạo thế hệ trẻ có ích cho gia đình, xã hội, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Lý do chọn sáng kiến
Nghị quyết số 29- NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng đã khẳng định: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Dạy học hiện nay theo định hướng phát triển năng lực người học, hướng tới các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin … vì thế là người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để giờ dạy học đạt hiệu quả cao nhất, làm thế nào để giáo dục đạo đức học sinh tốt nhất đó là vấn đề đáng quan tâm.
Luật Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa …” (Điều 23 Luật giáo dục). Vì thế, môn GDCD trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để mang đến hiệu quả cao cho giờ học.
DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM
-
- File size
- 256 KB
- Download
- 8