Download file ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 Ngữ văn Lớp 7

Xem trước nội dung file trực tiếp trên web (link tải về ở cuối trang)

  • Version
  • Download 0
  • File Size 36.00 KB
  • Create Date 14 Tháng Mười Một, 2023
  • Download

Download file ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 Ngữ văn Lớp 7,

MA TRẬN

 

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

 

Đọc hiểu

 

 

Thơ 5 chữ 3 0 5 0 0 2 0   60
2 Viết

 

Bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG ĐẶC TẢ

 

TT Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu

 

Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu Thơ 5 chữ Nhận biết:

- Xác định được thể thơ

- Xác định được cách gieo vần

- Xác định được cách ngắt nhịp

Thông hiểu:

- Xác định được nội dung của đoạn thơ

- Xác định được biện pháp tu từ

- Hiểu được giá trị của hình ảnh thơ

- Xác định được thông điệp của bài thơ

- Xác định được tác dụng của phó từ.

Vận dụng:

- Nêu được cảm nhận về bài thơ

- Vận dụng vào trong thực tế cuộc sống

 

 

 

3 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
2 Viết Bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Nhận biết.

Thông hiểu.

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

      1TL*

 

 

 

 

 

Tổng   3TN 5TN 2 TL 1 TL
Tỉ lệ %   20 40 30 10
Tỉ lệ chung   60 40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       PHÒNG GD-ĐT ...                        ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS ....                    Năm học: 2023 – 2024

                                                                              Môn: Ngữ văn           Lớp: 7

                                   Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề).

  1. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

[…]

- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

(Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

  1. Thơ 4 chữ B. Thơ 5 chữ
  2. Thơ 6 chữ  D. Thơ 7 chữ

Câu 2. Xác định cách gieo vần trong khổ thơ in đậm.

  1. Vần tiếp   B. Vần cách
  2. Vần chân D. Vần lưng

Câu 3. Xác định cách ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ.

  1. 2/3 và 3/2  B. 3/2 và 1/2/2
  2. 1/2/2 và 2/3           D. 2/2/1 và 3/2

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ Người Cha mái tóc bạc”?

  1. Ẩn dụ B. Hoán dụ
  2. Nhân hoá D. So sánh

Câu 5. Bài thơ kể về:

  1. Một đêm anh đội viên không ngủ
  2. Bác đang lo lắng việc nước, việc quân
  3. Cuộc trò chuyện giữa anh đội viên và Bác
  4. Một đêm Bác không ngủ

Câu 6. Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ như thế nào?

  1. Cao cả, vĩ đại, lo nghĩ cho đất nước
  2. Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho nhân dân
  3. Bình dị, gần gũi, thân thiết với mọi người
  4. Buồn phiền vì lo nghĩ việc quân, việc nước

Câu 7. Bài thơ muốn thể hiện điều gì?

  1. Tình cảm anh đội viên và nhân dân dành cho Bác.
  2. Hình ảnh bình dị, ấm áp của Bác trong cuộc sống đời thường.
  3. Tình yêu quê hương, đất nước và sự hi sinh cao cả của Bác.
  4. Tấm lòng yêu thương cao cả, vĩ đại của Bác đối với nhân dân.

Câu 8. Xác định loại phó từ được sử dụng trong dòng thơ: “Đêm nay Bác không ngủ

  1. Phó từ chuyên đi kèm trước danh từ
  2. Phó từ chuyên đi kèm sau động từ
  3. Phó từ chuyên đi kèm trước động từ
  4. Phó từ chuyên đi kèm trước tính từ

Câu 9. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 10. Từ bài thơ trên, theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác. Mỗi học sinh cần làm gì để học theo tấm gương Bác Hồ.

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

-------------------- Hết ------------------

 

- Họ và tên người ra đề: ...

 

- Họ và tên người trực tiếp kiểm duyệt đề: ...

 

DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 A 0,5
5 D 0,5
6 B 0,5
7 D 0,5
8 C 0,5
  9 - HS viết được đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. 1,0
  10 - HS nêu được cách thể hiện lòng kính yêu đối với Bác.

- HS nêu được những hành động thiết thực để học theo tấm gương Bác Hồ.

0,5

0,5

II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 0,25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 0,25
  c. HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc

2. Thân bài: Thuật lại diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của sự việc.

- Nêu cảm nhận của em về sự việc.

2,5
  d. Chính tả, ngữ pháp, tư liệu:

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng tư liệu đáng tin cậy.

0,5
  e. Sáng tạo:

- Sử dụng ngôi kể phù hợp.

- Kết hợp kể với tả phù hợp, linh hoạt.

0,5

 

 

Đánh giá chủ đề này
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site