Giáo án tăng cường toán lớp 3 kết nối tri thức

Giáo án tăng cường toán lớp 3 kết nối tri thức được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file Giáo án tăng cường toán lớp 3 kết nối tri thức tại links cuối bài.

Giáo án tăng cường toán lớp 3 kết nối tri thức

TUẦN 1

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (Tiết 1)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Năng lực đặc thù

– Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

+ Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

+ Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

  1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

  1. Phẩm chất:

– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
  3. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3-5’)

– GV tổ chức trò chơi trò chơi Truyền điện:

Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

– GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

– Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 5, 6 Vở Bài tập Toán.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

– GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

* Bài 1: Viết số và đọc số lần lượt theo thứ tự các hàng trăm, chục, đơn vị)/VBT tr.5

– Cho HS quan sát

– GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời

 

– GV nhận xét bài làm, khen học sinh thực hiện tốt.

 => Gv chốt củng cố về kiến thức đọc, viết số

* Bài 2: Nối (theo mẫu) (VBT/5)

– GV cho 2 bạn lên thực hiện với hình thức trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?”

+ 2 học sinh thực hiện với thời gian các bạn dưới lớp hát bài : “Một con vịt”; nếu kết thúc bài hát, bạn nào nhanh, đúng bạn đó thắng.

 

 

 

 

 

 

 

– Cho học sinh nhận xét

– GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.

  =>  Gv chốt củng cố về kiến thức đọc, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị

* Bài 3: Viết các số dưới đây thành tổng các trăm, chục, đơn vị. VBT/6

– GV cho học sinh lên thực hiện

 

 

 

 

 

 

– GV nhận xét, khen, chốt kiến thức

=> Gv chốt cách viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị

* Bài 4: Số?VBT/6

– GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau

– Số liền trước là những số đứng trước số đã cho và kém số đã cho 1 đơn vị.

– Số liền sau là những số đứng sau số đã cho và hơn số đã cho 1 đơn vị.

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

– GV nhận xét, tuyên dương.

– GV nhận xét giờ học.

=> Củng cố cách cách tìm số liền trước, số liền sau

Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số liên tiếp.

– GV cho HS đọc và  xác định yêu cầu bài tập.

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

 

 

 

 

 

– GV nhận xét, tuyên dương.

 

– HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các câu hỏi trong trò chơi)

 

 

 

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

 

-Hs làm bài

 

 

 

– HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

 

 

 

 

 

– Học sinh trả lời:

– Học sinh nhận xét

– HS lắng nghe cách thực hiện

– HS nhận xét

 

 

 

 

– HS lắng nghe, quan sát

 

– 2 HS đại diện 2 dãy  lên bảng làm bài

– Hs giải thích cách nối

+ Số gồm 7 trăm, 0 chục và 7 đơn vị viết là 707

+ Số gồm 2 trăm, 3 chục và 1 đơn vị viết là 231

+ Số gồm 5 trăm, 5 chục và 5 đơn vị viết là 555

+ Số gồm 9 trăm, 8 chục và 4 đơn vị viết là 984

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS thảo luận tìm hiểu đề

139 = 100 + 30 + 9

321 =  300 + 20 + 1

803 = 800 + 3

950 = 900 + 50

777 = 700 + 70 + 7

614 = 600 + 10 + 4

 

 

 

 

– HS lắng nghe cách thực hiện

– HS trình bày làm bài

+ Số liền trước số 120 là số đứng trước số 120 và kém số 120 một đơn vị, số đó là 199;

+ Số liền sau số 120 là số đứng sau số 120 và hơn số 120 một đơn vị, số đó là 121.

……….

– HS nhận xét

 

 

 

 

 

– HS nêu yc bài toán

– HS trình bày bài tập

a) 35; 36; 37 (Ba số tự nhiên liên tiếp)

35; 37; 39 (Ba số lẻ liên tiếp)

b) 39; 40; 41 (Ba số tự nhiên liên tiếp)

30; 40; 50 (Ba số tròn chục liên tiếp)

– HS nhận xét

 

 

3. Vận dụng

– Nhắc lại nội dung bài.

– GV nhận xét giờ học.

 

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

TUẦN 1

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (Tiết 2)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Năng lực đặc thù

– Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

– Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

– Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

  1. Năng lực

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

  1. Phẩm chất:

– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
  3. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3-5’)

– GV tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

– Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 6 Vở Bài tập Toán.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

– GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1.  >, <, =:

? Bài yêu cầu gì?

= GV yêu cầu HS nêu trước lớp

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: Cách so sánh số có 3 chữ số

Bài 2.  Số?

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

Bài 3.  Viết các số 786, 768, 867, 687 theo thứ tự:

? Bài yêu cầu gì?

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

 

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm..

GV cho HS chơi trò chơi.

– GV cho HS theo dãy

 

 

 

 

 

– Nhận xét, đánh giá bài HS.

=> Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số.

– GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.

– GV nhận xét giờ học.

 

 

– HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các PT được ghi trong phiếu gắn vào mỗi bông hoa)

– HS lắng nghe.

 

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

– Hs làm bài

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hs trả lời

– HS đọc trước lớp

Thực hiện tính toán và so sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái qua phải:

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

a, 400, 40, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 409

b, 900, 899, 898, 897, 896, 895, 894, 893, 892

– Xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị. Xác định quy luật của dãy số

 

 

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

a) Từ lớn đến bé: 867; 786; 768; 687

b) Từ bé đến lớn: 687; 768; 786; 867.

– So sánh các chữ số cùng hàng của các số. Rồi sắp xếp

 

 

 

 

– HS lắng nghe luật chơi

– HS thực hiện trước lớp

Kết quả:

+ Vậy gấu trắng cân nặng 243 kg, gấu nâu cân nặng 231 kg, gấu đen cân nặng 234 kg

 

3. Vận dụng

– Nhắc lại nội dung bài.

– GV nhận xét giờ học.

 

 

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

TUẦN 1

BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (T1)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Năng lực đặc thù

– Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng,trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (ôn tập).

+ Biết đặt tính rồi tính các phép tính các phép tính dạng 100 trừ đi một số hoặc có tổng là 100. Chẳng hạn: 100 – 84 ; 84 + 16 (bổ sung)

+ Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

  1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

  1. Phẩm chất:

– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
  3. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động:)

– GV tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

– Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/7 Vở Bài tập Toán.

– Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 7 Vở Bài tập Toán.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

– GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1.  Tính nhẩm:

? Bài yêu cầu gì?

– GV yêu cầu HS nêu trước lớp

 

 

 

 

 

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: Cách cộng, trừ với số tròn chục, tròn trăm.

Bài 2.  Đặt tính rồi tính:

? Bài yêu cầu gì?

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách đặt tính theo cột dọc.

Bài 3.  Giải toán có lời văn:

? Bài yêu cầu gì?

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

 

 

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

Bài 4: Chọn câu trả lời đúng

GV cho HS chơi trò chơi.

– GV cho HS theo dãy

 

 

 

 

– Nhận xét, đánh giá bài HS.

 

 

 

 

=> Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số.

– GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.

 

– HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các PT được ghi trong phiếu gắn vào mỗi bông hoa)

– HS lắng nghe.

 

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

– HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

– Hs làm bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hs trả lời

– HS đọc trước lớp.

a) 60 + 20 = 80             b) 500 + 300 = 800     80 – 60 = 20                   800 – 500 = 300   80 – 20 = 60                   800 – 300 = 500

Cách nhẩm: 6 chục cộng 2 chục  = 8 chục.

 

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày.

 

+ Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau. Sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

a) Con lợn và con chó cân nặng tất cả số ki – lô – gam là:

75 + 25 = 100 (kg)

b) Con chó nhẹ hơn con lợn số ki – lô – gam là:

75 – 25 = 50 (kg)

Đáp số: a) 100 kg

b) 50 kg.

 

 

 

 

– HS lắng nghe luật chơi

– HS thực hiện trước lớp

Kết quả

Vậy 225 + 38 = 263

281 – 19 = 262

125 + 161 = 286

Ta thấy: 286 > 263 > 262 (do số 286 có chữ số hàng chục là 8, số 263 và số 262 có chữ số hàng chục là 6).

Trong ba số trên, số lớn nhất là 286, là kết quả của phép tính 125 + 161.

 

3. Vận dụng

H: Giờ học hôm nay em được ôn lại những kiến thức gì?

– GV nhận xét giờ học.

 

 

– HS trả lời

 

 

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

TUẦN 1

BÀI 2: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000 (T2)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Năng lực đặc thù

– Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Cách tìm được số hạng chưa biết trong một tổng số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

+ Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan

+ Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến tìm phép cộng, phép trừ.

  1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

  1. Phẩm chất:

– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
  3. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3-5’)

– GV tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

– Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 8 Vở Bài tập Toán.

– Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 8 Vở Bài tập Toán.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

– GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1.  Số:

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: Cách tìm tổng, tìm hiệu

Bài 2.  Đặt tính rồi tính:

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách đặt tính và điền số vào ô trống.

Bài 3.  Giải toán có lời văn:

? Bài yêu cầu gì?

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách tính phép cộng, phép trừ và so sánh các số có ba chữ số

Bài 4: Giải toán có lời văn

GV cho HS đọc bài toán

– GV cho HS trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nhận xét, đánh giá bài HS.

=> Củng cố cách giải toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ.

– GV khen HS.

 

– HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các PT được ghi trong phiếu gắn vào mỗi bông hoa)

– HS lắng nghe.

 

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

 

– Hs làm bài

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hs trả lời

– HS đọc trước lớp.

Số bị trừ 456 527 634
Số trừ 231 342 208
Hiệu 225 185 426

 

Số hạng 216 308 451
Số hạng 432 327 173
Tổng 648 635 624

 

– Em thực hiện các phép cộng, trừ

 

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

 

 

– Tính theo chiều mũi tên.

 

 

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

+ Bông hoa A: 125 + 35 = 160

+ Bông hoa B: 168 + 103 = 271

+ Bông hoa C: 472 – 317 = 155

+ Bông hoa D: 392 – 125 = 267

+ Bông hoa E: 270 – 110 =160

– So sánh các kết quả: 160; 271; 155; 267; 160.

Ta thấy: 271 > 267 > 160 > 155.

Trong các số trên, số lớn nhất là 271, tương ứng với kết quả của bông hoa B.

Do đó bông hoa B ghi phép tính có kết quả lớn nhất.

– HS lắng nghe

 

 

 

– HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

a) Buổi chiều cửa hàng bán được số lít nước mắm là:

100 – 25 = 75 (l)

b) Cả hai buổi của hàng bán được số lít nước mắm là:

100 + 75 = 175 (l)

Đáp số: a) 75 l

b) 175 l

 

3. Vận dụng

–  Giờ học hôm nay em được ôn lại những kiến thức gì?

– GV nhận xét giờ học.

 

– HS trả lời

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

TUẦN 1

BÀI 3: TÌM THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CÔNG, PHÉP TRỪ (Tiết 1)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Năng lực đặc thù

– Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Cách tìm được số hạng chưa biết trong một tổng số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

+ ận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan

+ Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến tìm phép cộng, phép trừ.

  1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

  1. Phẩm chất:

– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
  3. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động:

– GV tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:

+ Câu 1:

+ Câu 2:

– GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

– Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3/ 9 Vở Bài tập Toán.

– Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 9 Vở Bài tập Toán.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

– GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1.  Số:

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

 

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: Cách tìm số hạng: Lấy tổng trừ đi số hạng

Bài 2.  Đặt tính rồi tính:

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách Tìm số hạng, tìm tổng

Bài 3.  Giải toán có lời văn:

? Bài yêu cầu gì?

– Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

 

 

 

 

 

– GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách giải toán có liên quan đến phép cộng

Bài 4: Số?

GV cho HS chơi trò chơi.

– GV cho HS theo dãy

– Nhận xét, đánh giá bài HS.

=> Củng cố cách điền số vào ô trống.

– GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.

 

– HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các PT được ghi trong phiếu gắn vào mỗi bông hoa)

– HS lắng nghe.

 

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

 

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

 

-Hs làm bài

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hs trả lời

– HS đọc trước lớp.

a) 17 + 14 = 31

b) 45 + 35 = 80

c) 85 + 15 = 100

 

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

Số hạng 35 27 16 6
Số hạng 14 15 34 36
Tổng 49 42 50 42

Cách tìm số hạng: Lấy tổng trừ đi số hạng

Cách tìm tổng: Lấy số hạng cộng với số hạng

 

 

 

– HS đọc thầm, nêu yêu cầu

– HS trình bày..

Cả đội: 100 người

Nữ: 60 người

Nam: … người?

Bài giải

Đội đồng diễn có số nam là:

100 – 60 = 40 (người)

Đáp số: 40 người

– HS lắng nghe

 

– HS lắng nghe luật chơi

– HS thực hiện trước lớp

Kết quả

Vậy ta điền số vào ô trống như sau:

12 + 28 + 20 = 60

 

3. Vận dụng

– Giờ học hôm nay em được ôn lại những kiến thức gì?

– GV nhận xét giờ học.

 

 

– HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

 

Download file giáo án tăng cường toán lớp 3

Thầy cô download file theo links.

PASS GIẢI NÉN; Yopo.vn
4.5/5 - (20 bình chọn)
  • Giáo án tăng cường toán lớp 3 kết nối tri thức
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site