Giáo Án Vật Lí 8 Kết Nối Tri Thức Cả Năm 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Giáo Án Vật Lí 8 Kết Nối Tri Thức Cả Năm 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI, Giáo án Vật lí 8 Kết nối tri thức cả năm phương pháp mới được soạn dưới dạng file word gồm 344 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Giáo Án Vật Lí 8 Kết Nối Tri Thức Cả Năm 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

BÀI 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ

BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
  2. Về năng lực.

– Năng lực chung.

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Năng lực khoa học tự nhiên.

+ Nhận thức KHTN : Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn. Nhận biết được một số thiết bị điện và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

+Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng các thiết bị, hóa chất để làm thí nghiêm.

  1. Về phẩm chất.

– Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

– Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

– Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).

– Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ … (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).

– Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế …

– Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu …

  1. Học sinh

– Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong … để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).

– SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

  1. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Trò chơi “Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!”

 

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
  2. Nội dung: Cho Hs chơi trò chơi “Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!”

Em hãy liệt kê các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong các hoạt động học tập ở Khoa học tự nhiên 6 và Khoa học tự nhiên 7 (ghi kết quả vào bảng 2.1)

STT Tên dụng cụ, thiết bị và mẫu Cách sử dụng
1    
2    
   
  1. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
  2. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
  Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?

– HS chơi trò chơi, hoàn thành bảng

HS nhận nhiệm vụ
 Hướng dẫn học sinh thực hiện hiệm vụ:

– Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận.

– Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.

HS thực hiện nhiệm vụ  trong 5 phút theo nhóm 8 em
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả.

– Giáo viên không nhận xét.

GV cho 2 nhóm báo cáo và nhận xét bổ sung.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

 
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

  1. a) Mục tiêu:

– Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.

– Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.

  1. b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1?

Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.

Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.

  1. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, … và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, … Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan …

– Nhãn a) cho biết:

+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.

+ Công thức hoá học: NaOH.

+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.

+ Khối lượng: 500g.

+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.

+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

 

Download file BẢN MỀM Giáo Án Vật Lí 8 Kết Nối Tri Thức

Thầy cô download file tại đây.

Hy vọng với chia sẻ BẢN MỀM Giáo Án Vật Lí 8 Kết Nối Tri Thức trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!
4.8/5 - (6 bình chọn)

BÀI TRONG SERIES: Giáo Án Khoa Học Tự Nhiên 8 Kết Nối Tri Thức Cả Năm Phương Pháp Mới

<< Giáo Án Môn Sinh 8 Kết Nối Tri Thức Cả Năm 2023 – 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚIGiáo Án KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 29 Sự Nở Vì Nhiệt >>
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site