SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vần

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vần, một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn học vần ở lớp 1 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2022 – 2023

            Mã số  
  1. Sơ lược bản thân

Họ và tên: ………………..                                                            Năm sinh: 1994

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Giáo dục Tiểu học

Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm lớp Một/1

Đơn vị: Trường tiểu học ………………..

Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn học vần ở lớp Một/1, Trường tiểu học ………………..

Đối tượng: 1 o; 2 o; 3 o; 4 o.

  1. Nội dung
  2. Thực trạng trước khi có sáng kiến

1.1. Thực trạng

  1. a) Thực trạng tình hình đơn vị

– Nhà trường: Phần lớn trẻ được tuyển sinh vào lớp 1 của nhà trường đều chưa qua lớp mẫu giáo. Trường học được xây dựng trên cụm, tuyến dân cư nên đa phần gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đi làm ăn xa. Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học nhất là học sinh đầu cấp.

– Giáo viên: Tuy có quan tâm trong giảng dạy nâng cao chất lượng nhưng thông tin phối hợp giữa giáo viên và gia đình rất hạn chế (do Phụ huynh học sinh thường không có mặt địa phương) cũng là vấn đề trăn trở.

– Học sinh: Chưa sẵn sàng bước vào lớp 1.

  1. b) Thực trạng của bản thân

Trong năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp Một/1. Trong lớp có 23 học sinh, các em này bố mẹ đều làm ruộng, làm mướn sống theo cụm, tuyến dân cư trong xã, xa trường. Do cha mẹ các em chỉ làm ruộng, làm mướn nên không thông hiểu hay nắm bắt được những đổi mới trong công tác giáo dục. Mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một là đem lại cho các em là kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Quá trình đọc và viết của các em đều phải thông qua kênh chữ. Chữ viết của Tiếng Việt là chữ ghi âm, đòi hỏi các em phải nắm được cả hai kĩ năng đọc và viết. Qua những tuần đầu tiên tiếp xúc và làm quen với các em tôi phát hiện lớp mình có đến 15 em học sinh chưa nhận diện được chữ cái trong bảng chữ cái theo quy định, một số em chưa thể tự cầm bút viết được chiếm tỉ lệ 83%. Toàn khối có đến 50 học sinh chưa nhận diện được chữ cái trong bảng chữ cái theo quy định. Từ thực trạng của lớp, của khối tôi đã nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp để nâng cao chất lượng của lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua thực trạng trên, tôi đã thống kê mức độ tích cực tham gia các hoạt động học tập của học sinh lớp Một/1, trường Tiểu học ……………….. theo bảng sau:

1.2. Nguyên nhân

Vào đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu, phân luồng học sinh với nội dung sau:

– Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo hoặc đi học không đều,

– Tìm hiểu lý do học sinh không đi học mẫu giáo,

– Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái đã học trong trường mầm non, những buổi đầu vào lớp 1.

Kết quả thu được như sau:

TSHS Trong số đó chia ra TSHS
Đã học MG Chưa học MG Tiếp thu chậm Chưa biết cách cầm bút Thường đi học đều
20 15 5 8 12 20

Như vậy, số học sinh chưa qua mẫu giáo, học sinh tiếp thu chậm còn quá nhiều dẫn đến kết quả học tập của học sinh còn chưa cao. Một trong những lý do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình, một số phụ huynh không biết chữ nên không biết để dạy con em mình. Các em chưa chăm chỉ học, hoàn cảnh sống phức tạp (do cha mẹ bỏ nhau phải ở với ông bà hoặc cô bác),… Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, phát huy những mặt tích cực của học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học. Nhận thức rõ điều này, thấy rõ được những khó khăn cơ bản tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn học vần ở lớp 1.

  1. Các biện pháp đã thực hiện

2.1. Biện pháp tác động giáo dục

– Sau hai tuần thực học tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân nêu trên. Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.

– Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

– Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng, tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

– Xây dựng đôi bạn cùng tiến kèm cặp nhau trong học tập.

– Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Tổ chức cho học sinh tự giác trả bài với nhau theo kiểu các nhóm kiểm tra chéo nhau. Cuối mỗi tuần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt. Hết tháng tổng kết tháng và có trao thưởng bằng phấn, bút chì, kẹo,…

2.2. Phần học các nét cơ bản

Nội dung rèn chữ viết cho học sinh lớp Một đã mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình công tác của tôi, cũng như cải thiện được chữ viết cho mình và học sinh. Ông bà ta từ xưa có câu “nét chữ, nết người” chính vì vậy chữ viết là yếu tố hàng đầu không thể thiếu được, đặc biệt đối với lớp Một là vô cùng quan trọng, nó là nền móng, hành trang cho chữ viết của học sinh ở lớp trên.

Ngay sau những buổi đầu tiên tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ cơ bản, tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.

2.3. Phần học âm

Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và thành câu.

Giai đoạn này tôi dạy cho trẻ xác định kĩ và phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái, nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó là: chữ a, chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong sách báo trẻ dễ nhận biết và không bị lúng túng.

Sang phần âm ghép, nghĩa là âm gồm hai âm đơn ghép lại với nhau. Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để nói lên được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.

Ví dụ:

+ Các âm ghép:             ch     –     c – h

nh     –     n – h

th      –     t – h

kh     –     k – h

gh     –     g – h

ph     –     p – h

ngh   –     ng – h

+ Còn lại các âm: gi, tr, qu, ng tôi cho học thật kỹ cấu tạo và cách ghép chữ.

+ Phân riêng từng cặp: ch – tr, ng – ngh, c – k, g – gh để phát âm chính xác và để viết chính tả phân biệt đúng nghĩa,…

Trong từng ngày, từng bài ôn tôi đã nghĩ ra được một số bài để kiểm tra sự nhận thức của trẻ thông qua các giờ chơi, các giờ nghỉ. Từ đó, củng cố thêm kiến thức về từ ngữ, câu văn cho trẻ tránh sự đơn điệu của các bài ôn tập trong sách. Vì những bài ôn này ở trong sách được lặp đi lặp lại bài nào cũng như bài nào làm cho học sinh tiếp thu một cách nhàm chán nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết hai của bài ôn là những bài mà tôi tự nghĩ và viết ra phiếu. Có thể phiếu chỉ là một từ gồm hai hoặc ba tiếng cũng có thể là một câu văn. Song những từ và câu văn này phải có nghĩa và mang tính giáo dục.

Download file BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022 – 2023

Thầy cô download file theo links.

Hy vọng với chia sẻ Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn học vần ở lớp Một/1, Trường tiểu học ……………….. trên, thầy cô đã có thêm nhiều tài liệu hữu ích trong giảng dạy hơn. Đừng quên yopovn liên tục cập nhật chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để theo dõi và tải nhiều tài liệu mới nhé!

4.8/5 - (11 bình chọn)
  • SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vần