TUYỂN TẬP TÀI LIỆU Luyện thi violympic toán lớp 5 cấp quốc gia, đề ôn vioedu lớp 5, trạng nguyên lớp 5 TỔNG HỢP

TUYỂN TẬP TÀI LIỆU Luyện thi violympic toán lớp 5 cấp quốc gia, đề ôn vioedu lớp 5, trạng nguyên lớp 5 TỔNG HỢP được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file Luyện thi violympic toán lớp 5 cấp quốc gia, đề ôn vioedu lớp 5, trạng nguyên lớp 5 tại links cuối bài.

Luyện thi violympic toán lớp 5 cấp quốc gia, đề ôn vioedu lớp 5, trạng nguyên lớp 5 đã gom, mới nhất

BÀI TẬP VỀ TỪ

Bài 1 .Cho các từ sau : núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.

Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo 2 cách:

  1. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy).
  2. Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

Bài 2.Xếp các từ: Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột ở bảng dưới đây:

Từ Láy Từ Ghép
   

Bài 3. Tạo 2 từ có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

Bài 4: Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: Xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 5: Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa tổng hợp thường dùng:

  1. a) Quần, áo, khăn, mũ;
  2. b) Gian, ác, hiểm, độc.

Bài 6: a) Đặt câu với mỗi từ sau: Nhỏ bé, nhỏ nhen.

b)Hãy cho biết: hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt được không? Vì sao?

Bài 7: Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.

  1. Xếp các từ trên thành hai nhóm: Từ láy, từ ghép.
  2. Cho biết tên gọi của kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 8: Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạng thuyền.”

  1. Tìm những từ láy trong đoạn văn trên.
  2. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 9: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.

Bài 10: Từ thật thà trong các câu dưới đây là DT, DDT hay TT? Hãy chỉ rõ từ thật thà là bộ phận gì trong mỗi câu sau:

  1. Chị Loan rất thật thà.
  2. Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
  3. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
  4. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.

Bài 11: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ ghép sau:

Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.

Bài 12: Từ mỗi tiếng cho trước dưới đây, hãy tạo thành 2 từ láy chỉ màu sắc : đỏ, xanh, vàng, trăng, đen.

Bài 13: Cho đoạn văn sau:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

  1. Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.
  2. Đoạn văn có những từ nào là từ tượng hình?
  3. Hãy tạo thành 10 từ ghép bằng cánh ghép các tiếng sau :

yêu, thương, quý, mến, kính.

Bài 14: . Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ :

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”

Bài 15: a, Điền thêm tiếng ( vào chỗ trống ) sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp :

làng…;                   ăn…;            vui… .

b,Giải nghĩa câu tục ngữ : Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.

Bài 16: Em hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp :

thích, quý, yêu, thương, mến ( ví dụ : kính mến…)

Bài 17:  Phân các từ ghép dưới đây thành 2 loại : từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp :
học tập, học đòi, học hành, học gạo, học lỏm, học hỏi, học vẹt ; anh cả , anh em, anh trai , anh rể ; bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 18:  “Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loáng thoáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh co răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng… Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió… Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra tới bờ sông.”

– Tìm tính từ có trong đoạn văn trên.

– Phân loại các tính từ tìm được thành 2 loại:

+ Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ.

+ Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ.

Bài 19: Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp:

Xanh, tươi, tốt, thắm ( ví dụ: xanh tươi…)

Bài 20: Em hãy phân các từ dưới đây thành 6 nhóm từ cùng nghĩa, hay gần nghĩa:

Máy bay, tàu hỏa, vui vẻ, đẹp, nhỏ, rộng, xe hỏa, phi cơ, xinh, bé, rộng rãi, xe lửa, tàu bay, kháu khỉnh, loắt choắt, bao la, mênh mông, phấn khởi.

Bài 21: Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp trong đó có tiếng vui.

Bài 22: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

  1. Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên.

b)Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.

Bài 23: “Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gios từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi…”

( Hoàng Hữu Bội – Tiếng Việt 5, tập hai)

  1. a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên.
  2. b) Trong số các từ láy đó, từ láy nào là từ tượng thanh, từ láy nào là từ tượng hình?

Bài 24:  Hãy sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm:

Ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, thướt tha, líu lo, sừng sững, rì rầm, cheo leo.

Bài 25: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.

Bài 26:  a) Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt một câu với một trong số những từ đã tìm được ở trên.

Bài 27: a) Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ (nếu có) trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám caay vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 28: Ghép thêm một tiếng vào tiếng trắng, tiếng đỏ để tạo thành:

– Các từ ghép có nghĩa tổng hợp.

– Các từ ghép có nghĩa phân loại.

Bài 29:  Tìm những tiếng có thể kết hợp với sáng để tạo thành từ ghép (tổng hợp, phân loại) và từ láy.

Bài 30: Cho một số từ sau:

Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

Hãy xếp các từ trên đây vào ba nhóm:

  1. a) Từ ghép tổng hợp;
  2. b) Từ ghép phân loại;
  3. c) Từ láy.

Bài 31:  Tìm những tiếng có thể kết hợp với hòa để tạo thành từ ghép.Tìm từ gần nghĩa với từ hòa bình.

Bài 32: Xác định từ loại của các từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ  và tìm thêm các từ tương ứng.

Bài 33:  Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:

  1. a) Các từ ghép:

mềm….                xanh…            khỏe…               lạnh…                     vui…

  1. b) Các từ láy:

mềm…        xanh…              khỏe…                lạnh…                      vui…

Bài 34 Các từ: bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì?

Tìm căn cứ  để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.

Bài 35  Xác định từ loại  của các từ trong các thành ngữ sau:

– Đi ngược về xuôi.

– Nhìn xa trông rộng.

– Nước chảy bèo trôi.

Bài 36  Cho các kết hợp hai tiếng sau:

Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kéo.

Hãy:

  1. a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
  2. b) Phân loại các từ ghép đó.

Bài 37: Chỉ ra từ đơn, từ ghép trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho sạch đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Bài 38: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: TGPL, TGTH, TL:

Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co.

Bài 39: Phân các từ dưới đây thành 2 loại: TGPL và TGTH:

Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt, hòa thuận, thương yêu.

Bài 40: Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hòa bình.

Xếp các từ trên vào 2 loại: danh từ và không phải danh từ.

Bài 41: Xác định từ loại của những từ sau:

Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.

Bài 42: Xác định từ loại của những từ sau:

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.

Bài 43: Xác định DT, ĐT, TT trong các câu sau:

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

Non cao, gió dựng, sông đầy nắng chang.

Đi ngược về xuôi.

Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.

Nước chảy đá mòn.

Download file Luyện thi violympic toán lớp 5 cấp quốc gia, đề ôn vioedu lớp 5, trạng nguyên lớp 5

Thầy cô download file theo links dưới đây.

CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
Đánh giá chủ đề này

BÀI TRONG SERIES: Violympic toán lớp 5

<< TÀI LIỆU Các dạng toán thi violympic lớp 5
How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site