GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file theo links.

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG TRONG

PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5

Bài: Người gác rừng tí hon (tiết thứ 25)

 

I.Yêu cầu cần đạt:

1.Luyện đọc: – Đọc đúng: loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, loay hoay, …

– Đọc lưu loát toàn bài. Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi. Đọc nhanh và hồi hộp ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật trong bài.

  1. Hiểu :

– Từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, gác rừng, to cộ.

– Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng. Sự thông minh, dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

3.Góp phần phát triển năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mĩ.

– Phẩm chất:  Có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ của công.

* GD KNS: Có tinh thần cảnh giác cao; ứng phó với sự cố bất ngờ (linh hoạt, thông minh trong cách xử lí tình huống bất ngờ)

* GDBVMT: Có ý thức bảo vệ rừng – Bảo vệ môi trường

II.Đồ dùng:

– Máy tính, máy chiếu, slide minh họa.

– Tranh/ SGK.

III.Hoạt động dạy học :

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kết nối:(3- 4’)

– Trò chơi: “Ô chữ bí mật”

 

– Trò chơi có tên “Ô chữ bí mật”: Ô chữ bí mật hôm nay là 1 cụm từ gồm 4 tiếng. Các em hãy chọn chữ cái trong các ô vuông màu vàng phía trên đặt vào từng ô trống để tạo thành cụm từ có nghĩa nói về việc bảo vệ môi trường rừng. Thời gian để cả lớp khám phá ô chữ là 2’.

– Nhận xét. Tuyên dương.

– Giới thiệu bài: Trồng cây gây rừng là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ MT. BV rừng không chỉ là công việc của người lớn mà ngay cả các em nhỏ cũng có thể làm được nếu có TY đủ lớn với rừng. Ngày hôm nay qua tiết TĐ các em sẽ được tìm hiểu câu chuyện về 1 bạn nhỏ vô cùng TM và DC đã phối hợp với các chú công an  để vây bắt bọ trộm gỗ. Vậy c/c ấy diễn ra ntn? Cô trò mình cùng tìm hiểu ở tiết TĐ Người gác rừng tí hon của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Châu.

2. Hướng dẫn đọc đúng:(10-12’)

– SGK/124

 

 

+ Bài chia làm mấy đoạn?

 

– Chốt: 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu … bìa rừng chưa.

+ Đ2: Tiếp đó … thu lại gỗ

+ Đ3: Phần còn lại của bài

– Yêu cầu HS đọc và trao đổi N2 tìm câu, từ khó đọc, cách ngắt nghỉ câu dài, từ cần hiểu nghĩa (2’)

– Tổ chức cho HS báo cáo trước lớp:

* Dự kiến:

 

Đoạn 1:

– ĐĐ: loanh quanh, lén chạy; đọc đúng 2 câu hội thoại

 

Đoạn 2:

– ĐĐ: rắn rỏi; đọc đúng câu hội thoại

 

Đoạn 3:

– ĐĐ: loay hoay; đọc đúng câu hội thoại

– TN: rô bốt, còng tay (MH hình ảnh minh họa)

 

– Gọi HS luyện đọc từng đoạn.

– Định hướng cho HS nghe, nhận xét, góp ý cho bạn. GV cùng HS kết hợp nhận xét, sửa sai.

Yêu cầu HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe lần lượt các đoạn trong bài.

– Hướng dẫn đọc toàn bài: Toàn bài  đọc với giọng to rõ ràng, phát âm đúng các từ khó, ngắt nghỉ sau các dấu câu và đọc đúng ngữ điệu câu hội thoại.

– GV đọc mẫu lần 1.

3.Tìm hiểu bài: (10-12’)

– Các em ạ ngay từ phần đầu tác giả đã giới thiệu ba của bạn nhỏ làm nghề gác rừng.

+ Em hiểu gác rừng là gì ?

 

– Một buổi sáng ba về thăm bà nội ốm. Khi ba vắng nhà bạn nhỏ vẫn đi tuần rừng theo lối ba hay đi. Vậy bạn phát hiện được điều gì, và bạn đã hành động ra sao  cả lớp ĐT đoạn 1 – TLCH1.

+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì ?

 

 

+ Để giải đáp thắc mắc bạn nhỏ đã làm gì ?

 

+ Lần theo dấu chân bạn nhỏ đã nhìn thấy gì và nghe thấy gì?

 

 

– MH: Hình ảnh cây to cộ: Các em quan sát h/ả sau để thấy được to cộ là to như thế nào.

=> Vậy là qua những hành động và suy nghĩ của bạn nhỏ ta thấy bạn nhỏ là người rất thông minh và dũng cảm vậy chi tiết nào cho thấy điều đó cô trò mình cùng chuyển sang câu hỏi 2.

– 1 HS đọc CH2.

– Những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh và dũng cảm được thể hiện xuyên suốt trong cả bài TĐ. Chính vì vậy để trả lời được câu hỏi cả lớp hãy đọc lướt toàn bàn tìm ý sau đó trao đổi đáp án trong N2 (2’)

+ Tìm những chi tiết cho thấy bạn nhỏ là người thông minh?

 

 

 

=> Những việc làm này cho thấy bạn là người rất thông minh. Bạn không để cho bọn trộm gỗ phát hiện được mình, vì nếu để chúng phát hiện thì bạn sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

+ Nêu những chi tiết cho thấy bạn nhỏ là người dũng cảm?

 

 

– MH: Tranh SGK: Và đây là hình ảnh chú công an vỗ vai khen bạn nhỏ là người dũng cảm sau khi bạn đã phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

+ Vậy điều gì đã thôi thúc bạn có những hành động như thế cô trò mình tiếp tục tìm hiểu ở câu hỏi số 3.

– Gọi HS đọc câu hỏi 3.

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?

 

 

 

 

 

=> Các em thấy đó ở bạn nhỏ có rất nhiều điều để chúng ta học tập phải không nào?

+ Vậy em học tập bạn được điều gì ?

=> Qua những hành động của bạn ta thấy bạn có những phầm chất rất đáng quý:

– MH:

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, BVMT.

+ Sự bình tĩnh, thông minh xử lí tình huống.

+ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh.

+ Dũng cảm mưu trí.

+ Từ những điều vừa học tập, nếu em là bạn nhỏ trong bài em sẽ làm gì khi phát hiện bọn trộm gỗ ?

=> Các em ạ chúng ta hãy chung tay bảo vệ rừng theo ĐK, hoàn cảnh mình có được. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

+ Qua tìm hiểu bài cho biết nội dung chính của bài tập đọc là gì?

-MH:  Nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng. Sự thông minh, dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

.

4. Luyện đọc diễn cảm: (10- 12’)

+ Theo các em ta cần đọc bài này với giọng như thế nào cho phù hợp?

– GV hướng dẫn:

*Đ1: – Đọc giọng kể chậm rãi, đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật.

*Đ2: – Đọc giọng nhanh hơn, thể hiện sự hồi hộp, gấp gáp. Đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật

*Đ3: Đọc giọng nhanh, thể hiện sự hồi hộp, gấp gáp. Đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật. Nhấn giọng 1 số từ sau: lửa đốt, bành bạch, văng ra, loay hoay, lao tới, khựng lại, hết pin, lách cách, quả là, dũng cảm.

=> Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi. Đọc nhanh và hồi hộp ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật trong bài.

– GV đọc mẫu lần 2.

– Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn tự chọn.

– Nhận xét, đánh giá.

 

5.Vận dụng – củng cố:(2-3’)

– HS xem tranh, ảnh: Thực trạng  1 số khu rừng bị tàn phá.

– Hình ảnh các em vừa xem chính là thực trạng của rất nhiều khu rừng của nước ta trong những năm gần đây.

=> Liên hệ, GD:  Như các em đã biết rừng điều hòa khí hậu, chống sói mòn, ngăn chặn bão lũ. Rừng là ngôi nhà chung của rất nhiều muông thú. Nếu cứ chặt phá mà không có biện pháp bảo vệ thì sẽ gây rất nhiều thảm họa cho nhân loại. Vì vậy ngay từ bây giờ các em hãy xây dựng cho mình ý thức và hành động bảo vệ rừng. Vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

– Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.

 

 

– HS quan sát, dùng chuột kéo – thả để khám phá “Ô chữ bí mật”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS ghi tên bài/vở.

 

 

– Một em đọc to – Cả lớp đọc thầm xác định đoạn.

– HS nêu.

 

 

 

– 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

– Đọc thầm và trao đổi  nhóm đôi (2’).

 

 

– Các nhóm nêu từ, câu khó đọc, khó hiểu, câu dài, cách ngắt câu dài.

 

– Nêu từ khó đọc, câu khó đọc

– Đọc thể hiện

 

– Nêu từ khó đọc, câu khó đọc

– Đọc thể hiện

 

– Nêu từ khó đọc, câu khó đọc, TN cần giải nghĩa

– Đọc thể hiện

 

 

– HS luyện đọc đoạn.

 

 

– HS đọc nhóm đôi.

 

 

– 1 HS đọc toàn bài.

 

 

– Lắng nghe

 

 

 

– Trông coi, bảo vệ rừng (chính là làm kiểm lâm)

 

 

 

 

 

– Những dấu chân người lớn hằn trên đất, bạn thắc mắc : hai ngày nay đâu có khắc tham quan nào.

– Bạn lần theo dấu chân đi sâu hơn vào trong rừng.

– Nhìn: hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành khúc dài.

– Nghe: thấy bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe chuyển gỗ vào buổi tối.

 

 

 

 

 

 

 

– Đọc thầm, tìm ý, trao đổi nhóm 2

 

 

 

– Đại diện nhóm trình bày, NX, BS

 

+ TM: Biết thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng, lần theo dấu chân phát hiện bọn trộm gỗ, chạy đường tắt, gọi điện báo chú công an.

 

 

 

 

+ D/C: Chạy đi gọi điện báo cho công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọm trộm gỗ.

 

 

 

 

 

 

 

– 1 HS đọc CH3

– Bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.

– Rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.

– Vì bạn có ý thức của một công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung,…

 

 

 

 

– HS nêu miệng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS trình bày, NX

 

– HS đọc 3 em

 

 

– HS nêu miệng

 

– HS nhắc lại

 

 

 

 

– HS trình bày, NX

 

 

– HS đọc đoạn 1. Nhận xét.

 

– HS đọc đoạn 2. Nhận xét.

 

 

– HS đọc đoạn 3. Nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

– HS luyện đọc diễn cảm đoạn, bài.

– Nhận xét.

 

 

 

– HS xem tranh

Download file giáo án tích hợp an ninh quốc phòng lớp 5

Thầy cô tải file theo links.

Đánh giá chủ đề này

BÀI TRONG SERIES: Giáo án tích hợp liên môn lớp 5

TẢI Kế hoạch tích hợp quyền con người lớp 5 NĂM 2024 >>