Giáo án tiết đọc thư viện đọc cá nhân LỚP 1,2,3,4,5 TIỂU HỌC

Giáo án tiết đọc thư viện đọc cá nhân LỚP 1,2,3,4,5 TIỂU HỌC được yopovn sưu tầm và chia sẻ. Thầy cô download file Giáo án tiết đọc thư viện đọc cá nhân, giáo án tiết đọc thư viện lớp 1, giáo án tiết đọc thư viện lớp 2, giáo án tiết đọc thư viện lớp 3, giáo án tiết đọc thư viện lớp 4, giáo án tiết đọc thư viện lớp 5… được soạn chung dưới đây.

Giáo án tiết đọc thư viện đọc cá nhân LỚP 1,2,3,4,5 TIỂU HỌC

KẾ HOẠCH BÀI DẠY  TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN

TUẦN 1

ĐỌC TO NGHE CHUNG SÁCH KHỔ NHỎ

TRUYỆN: RÙA VÀ CÁO

  1. Yêu cầu cần đạt:

– Bước đầu HS làm quen với truyện , biết một số nhân vật tiêu biểu qua caâu

truyện ñöôïc nghe.

– Nâng cao kĩ năng lắng nghe truyện, nắm được tên nhân vật và  tô màu nhân vật yêu thích

– Giúp HS bước đầu làm quen với truyện và yêu thích đọc truyện .

  1. Đồ dùng dạy học:

– Truyện khổ nhỏ, tranh các nhân vật tiêu biểu, nam châm .

– Một số tranh photo khổ giấy A4, sáp màu.

III. Các hoạt động dạy học:

Giáo  viên Học sinh
1. Khởi động: Hát vui

2.  Khám phá:

2.1. HĐ1: Đọc to nghe chung

* Trước khi đọc:

– Giáo viên giới thiệu bìa quyển truyện cho học sinh quan sát và hỏi:

+ Các em thấy bìa vẽ những gì?

+ Hình vẽ có đẹp không?

+ Hình vẽ nói lên điều gí?Em thử đoán tên truyện xem?

– Giáo viên giới thiệu tên truyện, tác giả, nhà xuất bản.

* Trong khi đọc:

*  GV đọc lần 1:

– GV đọc to truyện kết hợp giải nghĩa từ.

– Khi đọc kết hợp biện pháp phỏng đoán nhằm gây sự tò mò cho HS.

+ Rùa đã làm gì để thoát chết?

+ Kết cuộc của Cáo ra sao? Cô mời các em lắng nghe cô đọc tiếp (đến  hết truyện).

*  GV đọc lần 2: Kết hợp chỉ tranh

* Sau khi đọc :

+Vừa rồi cô kể cho em nghe chuyện gì?

+ Truyện có những nhân vật nào?

(Kết hợp đính tranh minh họa ở bảng lớp)

+ Em yêu thích nhân vật nào?

+ Câu chuyện này nói lên điều gì?

– GV liên hệ giáo dục.

* Rùa thông minh, bình tỉnh nên thoát chết còn Cáo độc ác nên hậu quả không tốt.Trong cuộc sống khi gặp bất cứ sự việc gì phải bình tỉnh tìm cách giải quyết, không độc ác, kêu căng…

2.2. HĐ 2: Mở rộng

– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

– Cho các nhóm thảo luận – Giáo viên giúp đỡ các nhóm.

– Gọi các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

3. Vận dụng trải nghiệm:

– Nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.

– Cả lớp hát

 

 

 

 

 

– HS trả lời

 

– Cả lớp theo dõi

 

 

 

 

 

– HS chú ý theo dõi

 

 

– HS trả lời

 

– Học sinh theo dõi.

 

 

+ Học sinh trả lời.

 

 

+ Học sinh trả lời.

 

 

–  HS nghe

 

 

 

 

– HS nghe và thực hiện theo nhóm

 

 

– Từng nhóm học sinh lên báo cáo

  1. Điều chỉnh sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………………

…………………..………………………………………..………………………

 

TUẦN 3

ĐỌC TO NGHE CHUNG SÁCH KHỔ NHỎ

TRUYỆN: THỎ NGỌC VÀ TÍ CHUỘT

  1. Yêu cầu cần đạt:

– Thu hút trẻ đến với việc đọc sách.

– Giới thiệu trẻ làm quen với sách thiếu nhi dành cho HS đầu cấp.

– Cho trẻ tiếp cận hình thành giá trị lớn từ những câu chuyện nhỏ.

  1. Đồ dùng dạy học:

– Truyện: Thỏ ngọc và Tí chuột; Tranh các nhân vật trong truyện.

– Một số truyện dành cho HS đầu cấp.

III. Các hoạt động dạy chủ yếu:

Giáo viên Học sinh
1. Khởi động

– GV cho HS hát

2.  Khám phá:

2.1. HĐ1: Đọc to nghe chung

* Trước khi đọc:

– Gợi ý trao đổi những minh hoạ trên trang bìa.

 

– Giới thiệu tên truyện: Thỏ ngọc và Tí chuột.

– Yêu cầu  phỏng đoán: Chuyện gì xảy ra với Thỏ ngọc? Ai đã bắn Thỏ? Có phải Tí chuột không? Thỏ có chết không?

* Cả lớp

– Quan sát tranh (trang bìa).

 

 

– Nhận biết nhân vật Thỏ ngọc và Tí chuột – đoán tên truyện.

– Phỏng đoán sự việc có thể xảy ra.

 

*. Sau khi đọc (5-8 phút)

– Cô vừa đọc truyện gì?

– Trong truyện có những nhân vật nào?

– Gợi ý bày tỏ thái độ với nhân vật và giao việc.

– Đến trò chuyện với HS.

 

– Liên hệ và giáo dục: Làm con phải hiếu thảo với cha mẹ; phải biết thương yêu bảo vệ loài vật.

2.2. HĐ 2: Mở rộng

– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ Qua câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?

– Cho các nhóm thảo luận – Giáo viên giúp đỡ các nhóm.

– Gọi các nhóm lên thực hiện

– GV và HS nhận xét khen HS làm tiếng hót của vẹt giống nhất

3. Vận dụng trải nghiệm:

– Nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe

* Cả lớp – đôi bạn

– Thỏ ngọc và Tí chuột.

– Kể tên nhân vật.

 

– Đôi bạn: Nói cho các bạn nghe mình thích (không thích) nhân vật nào? Vì sao?

– Rút ra bài học.

 

 

– Làm quen với sách thiếu nhi.

 

 

 

-Hs suy nghĩ

– HS thảo luận

 

– HS trả lời

  1. Điều chỉnh sau tiết dạy:……………………………………………………………………

…………………..……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………

 

 

TUẦN 5

ĐỌC TO NGHE CHUNG SÁCH KHỔ TO                                                                        

TRUYỆN : HỌC BƠI VỚI ẾCH

  1. Yêu cầu cần đạt:

– Bước đầu HS làm quen với truyện , biết một số nhân vật tiêu biểu qua caâu truyện ñöôïc nghe.

– Nâng cao kĩ năng lắng nghe, nắm được tên nhân vật và  tô màu nhân vật yêu thích

– Giúp HS bước đầu làm quen với truyện và yêu thích đọc truyện .

  1. Đồ dùng dạy học:

– Truyện khổ to, tranh các nhân vật tiêu biểu, nam châm .

– Một số tranh photo khổ giấy A4.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Giáo  viên Học sinh
1. Khởi động: Hát vui

2.  Khám phá:

2.1. HĐ1: Đọc to nghe chung

* Trước khi đọc:

Em có thích bơi không?tại sao?em nào đã từng được người lớn dẫn đi bơi?

– Dẫn nhập vào truyện :

– Giáo viên giới thiệu bìa quyển truyện cho học sinh quan sát và hỏi:

+ Các em thấy bìa vẽ những gì?

+ Hình vẽ có đẹp không?

+Hình vẽ nói lên điều gí?Em thử đoán tên truyện xem?

– Giáo viên giới thiệu tên truyện, tác giả, nhà xuất bản.

* Trong khi đọc:

*  GV đọc lần 1:

– GV đọc to truyện kết hợp giải nghĩa từ: chuồn chuồn cắn rún, rún, lỡ mà bè sút hụt hơi, thọc léc, mớ.

– Khi đọc kết hợp biện pháp phỏng đoán nhằm gây sự tò mò cho HS.

+Trang 8: chuyện gì xảy ra khi các bạn đi chơi ?

+Trang 12: Khi các bạn gặp nạn ai đến cứu? Cô mời các em lắng nghe cô đọc tiếp (đến  hết truyện).

*  GV đọc lần 2: Kết hợp chỉ tranh

* Sau khi đọc :

+Vừa rồi cô kể cho em nghe chuyện gì?

+ Truyện có những nhân vật nào?

(Kết hợp chỉ tranh minh họa)

+ Em yêu thích nhân vật nào? Tại sao?

+ Câu chuyện này nói lên điều gì?

– GV liên hệ giáo dục.

+Các em có học theo gương của các bạn không?Tại sao?

* Các em không được tự đi chơi sông nước khi không có người lớn bởi vì các em không biết bơi, khi ngồi trên xuồng, ghe đi trên nước hay đi  bộ trên đường các em không được đùa giỡn sẽ rất nguy hiểm…

2. HĐ 2: Mở rộng

– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ Cho HS vẽ về 1 nhân vật em thích nhất qua câu chuyện

– Cho các nhóm thảo luận – Giáo viên giúp đỡ các nhóm.

– Gọi các nhóm lên thực hiện

– GV và HS nhận xét khen HS vẽ đẹp

3. Vận dụng trải nghiệm:

– Nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.

– Cả lớp hát

 

 

 

–       Lắng nghe và trả lời:

 

 

 

 

 

– HS trả lời

 

– Cả lớp theo dõi

 

 

 

– HS chú ý theo dõi hiếu

 

 

 

 

– HS trả lời tự do

 

– Học sinh theo dõi.

 

 

 

 

+ Học sinh trả lời tự do.

 

 

– HS trả lời

 

+ Học sinh trả lời tự do.

 

 

–  HS nghe

 

 

 

 

 

 

– HS nghe

 

– HS vẽ con ếch

 

– HS khen

  1. Điều chỉnh sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………………

…………………..………………………………………..………………………

 

TUẦN 7

 

ĐỌC TO NGHE CHUNG SÁCH KHỔ NHỎ

CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

  1. Yêu cầu cần đạt:

– Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách.

– Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam.

– Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.

  1. Đồ dùng dạy học:

– Truyện kể: Chiếc bình vôi.

– Tranh minh hoạ truyện kể.

– Một số thẻ đánh dấu sách.

– Một số truyện cổ tích Việt Nam.

– Địa điểm: Trong lớp.

DOWNLOAD FILE giáo án tiết đọc thư viện lớp 1,2,3,4,5

Thầy cô download file theo links.

4.4/5 - (21 bình chọn)

BÀI TRONG SERIES: Giáo án tiết đọc thư viện đọc cá nhân

Giáo án tiết đọc thư viện lớp 3 cả năm chương trình mới >>