Hướng dẫn tính giá trị biểu thức lớp 5: CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÍNH NHANH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC LỚP 4, 5

Hướng dẫn tính giá trị biểu thức lớp 5: CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÍNH NHANH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC LỚP 4, 5 được soạn theo file word gồm 10 trang, do yopovn sưu tầm và chia sẻ.

Hướng dẫn tính giá trị biểu thức lớp 5: CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÍNH NHANH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC LỚP 4, 5

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÍNH NHANH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC LỚP 4, 5

Để giúp học sinh nắm được cách tính nhanh các giá trị của biểu thức (đối với học sinh khá giỏi), tôi đã chia thành 4 dạng dựa trên cách tính giá trị biểu thức và hướng dẫn học sinh cách tính nhanh theo từng dạng. Đó là các dạng:

Dạng 1: Nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.

Ví dụ: Tính nhanh:

VD1: 349 + 602 + 651 + 398

= (346 + 651 ) + (602 + 398)

= 1000 + 1000

= 2000

VD2: 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246  – 347

=  (3145 – 145) + (4246 – 246) +  (2347 – 347)

= 3000 + 4000 + 2000

= 7000 + 2000

= 9000

* Bài tập tương tự:

  1. 815 – 23 – 77 + 185
  2. 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653
  3. 1 + 3 + 5 + 7 + 9+ 11 + 13 + 15 + 17 + 19
  4. 52 – 42 + 37 + 28 – 38 + 63

Dạng 2: Vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm được các kiến thức về :  một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

+ Một số nhân với một tổng:  a x (b + c) = a x b + a x c

                        a x b + a x c = a x (b + c)

+ Một số nhân với một hiệu:  a x (b – c) = a x b – a x c

                          a x b – a x c = a x (b – c)

+ Một tổng chia cho một số:  (a + b + c) : d = a : d + b : d + c : d

                         a: d + b : d + c: d = (a + b + c) : d

Ví dụ: 19 x 82 + 18 x1 9             15 : 3 +  45 : 3 + 27 : 3

= 19 x ( 82 + 18)                    = (15 + 45 + 27) : 3

= 19 x 100                          = 87 : 3

= 1900                            = 29

– Với những biểu thức chưa có thừa số chung, Gv gợi ý để học sinh tìm ra thừa số chung bằng cách phân tích một số ra một tích hoặc từ một tích thành một số….

VD 1: 35 x 18 – 9 x 70 + 100

= 35 x 2 x 9 – 9 x 70 + 100

= 70 x 9 – 9  x 70 + 100

= 0 + 100

= 100

Trường hợp này giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh phân tích số 18 = 9 x 2 để làm bài

VD 2: 326 x 78 + 327 x 22

Biểu thức này chưa có thừa số chung, GV cần gợi ý để học sinh nhận thấy: 327 = 326 + 1. Từ đó học sinh sẽ tìm được thừa số chung là 326 và tính nhanh dễ dàng

326 x 78 + 327 x 22

=  326 x 78 + (326 + 1) x 22

= 326 x 78 + 326 x 22 + 1 x 22

= 326 x (78 + 22) + 22

= 326 x 100 + 22

= 32600 + 22

= 32622

VD3: 4 x 113 x 25 – 5 x 112 x 20

Với biểu thức này, GV cần gợi ý giúp học sinh nhận thấy được 4 x 25 = 100 và 5 x 20 = 100. Từ đó học sinh sẽ đặt được thừa số chung là 100 . Cụ thể:

 4 x 113 x 25 – 5 x 112 x 20

= 4 x 25 x 113 – 5 x 20 x 112

= 100  x 113 – 100 x 112

= 100 x ( 113 – 112)

= 100 x 1

= 100

* Bài tập tương tự:

54 x 113 + 45 x 113 + 113

54 x 47 – 47 x 53 – 20 – 27

10000 – 47 x 72 – 47 x 28

(145 x 99 + 145) – (143 x 101 – 143)

1002 x 9 – 18

8 x 427 x 3 + 6 x 573 x 4

2008 x 867 + 2009 x 133

Dạng 3: Vận dụng tính chất của các phép tính để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất

Đó là các tính chất:  0 nhân với một số, 0 chia cho một số, nhân với 1 , chia cho 1,….

Khi tính nhanh giá trị biểu thức dạng này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát biểu thức, không vội vàng làm ngay. Thay vì việc học sinh loay hoay tính giá trị các biểu thức phức tạp, học sinh cần quan sát để nhận biết được biểu thức đó có phép tính nào có kết quả đặc biệt hay không (cho kết quả bằng 0, bằng 1,…) Từ đó thực hiện theo cách thuận tiện nhất.

Ví dụ 1: (20 + 21 + 22 +23 + 24 + 25)  x (16 – 2 x 8)

Ta nhận thấy 16 – 2 x 8 = 16 – 16 = 0

Mà bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng 0 nên giá trị biểu thức trên bằng 0

Ví dụ 2: 1235 x 6789 x (630 – 315 x 2): 1996

Ta nhận thấy: 630 – 315 x 2 = 630 – 630 = 0

Vì vậy 1235 x 6789 x (630 – 315 x 2) = 0

Giá trị của biểu thức trên bằng 0 vì 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0

Ví dụ 3: (m : 1 – m x 1) : m x 2008 + m + 2008) với m là số tự nhiên

Ta xét số bị chia: m : 1 – m x 1 = m – m = 0

Giá trị biểu thức trên sẽ bằng 0 vì 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0

* Bài tập tương tự:

  1. (72 – 8 x9 ) : ( 20 + 21 + 22 + 23 + 24 + 25)
  2. (500 x 9 – 250 x18 ) x (1 + 2 + 3 + …+9)
  3. (11 + 13 + 15 + …+ 19) x (6 x 8 – 48)

Download file cách tính giá trị biểu thức lớp 4, hướng dẫn tính giá trị biểu thức lớp 5

Với chia sẻ cách tính giá trị biểu thức lớp 4, hướng dẫn tính giá trị biểu thức lớp 5 thầy cô đã có thêm tài liệu tham khảo giảng dạy. Đừng quên yopovn liên tục update chia sẻ mới mỗi ngày. Hãy truy cập thường xuyên để tải nhé!

Thư viện tài liệu10 Tháng Bảy, 2023 @ 4:34 chiều

Đánh giá chủ đề này

BÀI TRONG SERIES: Chuyên đề toán 5 nâng cao

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có lời giải – MỚI NHẤT >>